Tâm lý học đàn ông - Những điều bạn cần biết
Đã từ rất lâu, việc nghiên cứu tâm lý học đàn ông trở thành một trong nhiều nghiên cứu quan trọng và mang tính thời đại. Từ kết quả của rất nhiều nghiên cứu được công bố cũng như trở thành ngữ liệu cho nhiều quyển sách viết về tâm lý đàn ông, con người có thể dễ dàng nhận thấy những kiểu tâm lý điển hình nhất của phái nam. Hôm nay, hãy cùng Myshoes chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết về tâm lý đàn ông nhé!
1. Đàn ông có khó hiểu như nhiều người hay nói?
Có rất nhiều người cho rằng đàn ông khó hiểu, đàn ông là kiểu người khó đoán, đàn ông không bao giờ chịu nói ra nỗi lòng của mình dù là người mình yêu hay thân thiết,... Rất rất nhiều ý kiến xoay quanh các cánh đàn ông. Nhưng, liệu đàn ông có khó hiểu như chúng ta hay nghĩ? Và điều gì làm chúng ta suy nghĩ như vậy?
1.1. Định kiến về đàn ông
Phần lớn nguyên nhân làm cho đàn ông không muốn chia sẻ, không muốn (nói đúng hơn là không thể) nói ra lòng mình đều là vì họ phải chịu rất nhiều định kiến mà xã hội áp đặt lên vai họ. Tâm lý học đàn ông về vấn đề này cũng được nghiên cứu rất rõ, có hẳn những quyển sách nói rất sâu, rất rõ về định kiến đàn ông.
Các quyển này đề cập rất nhiều đến tamlyhoc đàn ông khi họ phải chịu sức ép của các câu nói như: đàn ông thì không được mặc váy, đàn ông thì không được khóc trước mặt ai dù đó có là người yêu hay người thân thương của mình, đàn ông là phải làm ra thật nhiều tiền và chăm lo thật tốt cho gia đình người thân,...
Sống trong xã hội với những áp đặt như thế, dù muốn dù không về mặt tâm lý học, các cánh đàn ông cũng tự “mặc định”, tự “hiểu” mình nên và không nên làm gì. Cho nên, khi gặp chuyện không vui, chuyện buồn, họ không thể và cũng không muốn chia sẻ cùng ai.
1.2. Sự tự tôn trong lòng đàn ông
Người đàn ông có một lòng tự tôn, tự trọng rất lớn. Họ không muốn người khác, đặc biệt là người khác phái thấy mình buồn, thấy mình đau khổ. Họ cố kìm chế mọi thứ hoặc vờ như chẳng có chuyện gì xảy ra để mọi chuyện trôi qua một cách bình thường nhất.
Sự thật về tâm lý đàn ông này đã được nghiên cứu và khám phá rất nhiều trước đó. Người đàn ông lúc nào cũng bị đặt vào cái thế phải mạnh mẽ, phải làm bờ vai hay điểm tựa vững chắc cho mọi người xung quanh mình từ gia đình đến vợ, con,... ngay cả với bạn bè chí cốt cũng ít khi họ chia sẻ hay nói ra lòng mình. Điều này chứng minh rất rõ một điều, tâm lý học đàn ông về sự tự tôn là một trong những lý do làm phái nam trở nên khó hiểu hơn trong mắt phái nữ.
1.3. Những nỗi khổ chỉ đàn ông mới hiểu
“Tháng này anh lãnh lương chưa? Tiền nhà tiền nước tiền điện rồi tiền cho con bú cả đống đang chờ anh đó.”
“Con trai hả, dạo này sao rồi con? Bố mẹ cũng ổn, mà dạo này thời tiết thay đổi ba mày ổng ho quá trời, không biết có phải bị bệnh cũ không nữa, lại tốn cả khối tiền cho xem…”
Tâm lý học đàn ông, đúng là… chỉ có đàn ông mới hiểu lý do vì sao họ thế này, họ thế kia. Họ phải cố gắng chịu đựng, nhịn nhục đủ điều để đổi lấy đồng lương lo cho vợ, cho con, cho cha mẹ già. Họ phải tham gia vào những cuộc nhậu, cuộc chơi đôi khi không phải họ muốn mà chỉ đơn giản là “cuộc sống mà”, họ đành chấp nhận.
Đàn ông có rất nhiều nỗi khổ, chính vì thế họ gắng gượng để mình trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ cố ngày một, ngày hai, năm một, năm hai,... dần dần họ quên mình cũng cần phải chia sẻ, cần thổ lộ những gì trong lòng mình với người khác. Mấy ai hiểu được điều đó đâu… dường như người ta chỉ thấy đàn ông thật khó hiểu.
2. Tâm lý đàn ông trong từng thời kỳ khác nhau như thế nào?
Những nghiên cứu về tâm lý học đàn ông đã chỉ ra rằng, ở từng độ tuổi, từng thời kỳ trong đời mình, đàn ông sẽ có những suy nghĩ, định hướng, quan điểm khác biệt:
2.1. Từ 0-18 tuổi
Ở độ tuổi từ 0-18, tâm lý đàn ông dần dần được hình thành. Vì đây là giai đoạn mà con người tiếp thu, nhận thức, đánh giá mọi thứ xung quanh mình. Từ đó chọn lọc để tạo nên lăng kính cá nhân, góc nhìn mang tính bản thể. Độ tuổi này là độ tuổi có nhiều sự thay đổi về cả mặt tâm lẫn sinh lý.
Các bạn nam trong khoảng 15-18 tuổi dần nhận thức được mình phải làm gì, trách nhiệm của mình trong cuộc sống như thế nào. Tuổi này cũng là tuổi biết yêu, biết rung động trước người khác. Nhưng đó chỉ là những tình yêu vụng dại, ngây thơ của tuổi học trò. Số ít đi đến kết quả cuối cùng của cái gọi là tình cảm thanh mai trúc mã.
2.2. Từ 18-25 tuổi
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng bởi tâm lý học đàn ông đã chỉ ra rằng, lúc này những người đàn ông đã bị “ném” vào đời một cách không thương tiết. Ở độ tầm 20 tuổi, phái nam phải đi làm kiếm tiền để lo cho mình, họ dần nhận thức được mình phải làm gì để có được những thứ mà mình muốn.
Họ lên kế hoạch mục tiêu cho cuộc đời của họ và cố gắng vì nó. Tuổi này là độ tuổi sinh viên, là độ tuổi cực kỳ nhiệt huyết, mọi người đàn ông đều ra sức làm việc, cống hiến bằng tất cả những gì mà mình có trong khoảng thời gian này. Về mặt tình cảm, đây là tuổi yêu nhưng tình yêu đã chững chạc hơn, không còn thơ ngây như hồi cấp 3 nhưng không quá tính toán như lứa tuổi sau này.
2.3. Từ 25-30 tuổi
Đây là độ tuổi mà tâm lý học đàn ông đã có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể phái nam đã bước vào tuổi trưởng thành, chín chắn hơn trong mọi việc. Từ cuộc sống đến cuộc đời, từ công việc đến tình yêu. Đó là vì đàn ông đã trải qua gần như mọi đắng cay trong giai đoạn 18-25, họ được rèn giũa bằng bão táp, sóng gió của cuộc đời. Đến độ 25-30, họ ý thức được mình cần điềm tĩnh hơn, thận trọng hơn trong việc làm bất cứ cái gì. Họ nhận thấy bản thân trong độ tuổi này cần trở thành một bờ vai, một chỗ dựa không thể thay thế cho gia đình lớn và gia đình nhỏ của mình.
2.4. Từ 30-40 tuổi
Bước qua tuổi 30, đàn ông đã thật sự “chín muồi” về mặt tư tưởng, quan điểm và hành động. Họ không còn bộp chộp như cái tuổi hồi trẻ, họ không còn ngông nghênh và cho mình là nhất. Độ điềm tĩnh của họ đã đạt đến mức cao nhất, làm gì cũng thể hiện khí chất của mình.
Tâm lý học đàn ông đã chỉ ra rằng ở độ tuổi này đàn ông có một sức quyến rũ “chết người”, ai mà có người trong tầm từ 30-40 thì quá tuyệt vời, bạn sẽ được “cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”, bạn không cần phải lo mình sẽ làm gì, sẽ thể hiện như thế nào nếu cả hai cãi vã vì đàn ông trông khoảng này ít khi để ý những chuyện nhỏ nhặt hay vô cớ làm gì đó để cả hai cãi nhau. Còn nếu ai có chồng trong độ tuổi này cũng sẽ được yêu thương không kém.
2.5. Từ 40 tuổi trở lên
Đàn ông trong độ tuổi từ 40 trở lên bắt đầu có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, vì đây là độ tuổi bắt đầu cho thấy sự lão hóa, ở một số người quá trình này diễn ra sớm hơn, nhanh hơn. Tâm lý học đàn ông khi ấy lo toan nhiều hơn về gia đình, đặc biệt là cuộc sống con cái. Tuy nhiên, không phải ai cũng thế, ở một số người có cuộc sống viên mãn họ sẽ tận hưởng nhiều hơn, để con cái tự quyết định cuộc đời của nó. Họ chỉ ở cạnh quan sát và cho lời khuyên khi cần. Tuổi này cũng là tuổi họ hưởng những thành quả mà họ cất công xây được trong suốt những năm tháng tuổi trẻ.
3. Một số kiểu tâm lý học đàn ông điển hình mà ai cũng nên biết
Nói về tâm lý đàn ông thì có rất nhiều từ việc họ sẽ xử lý công việc như thế nào, họ thể hiện tình cảm với người ấy ra sao, họ dứt khoát trong mối quan hệ bằng cách nào… Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số kiểu tâm lý điển hình nhất:
3.1. Đàn ông khi muốn cưới ai đó sẽ có tâm lý như thế nào?
Dù là bất kỳ ai, đàn ông hay phụ nữ, một khi đã rung động trước ai đó, họ sẽ có sự thay đổi nhất định về mặt tâm lý . Với đàn ông, khi trái tim của họ cảm nhận được người ấy chính là một nửa của đời mình, chính là người mình muốn danh chính ngôn thuận cưới về, là người mình muốn chung sống cả đời,... thì họ thường có tâm lý học bản thân phải cố gắng thật nhiều, phải gặt hái thành công để có thể chăm lo cho nửa kia.
Không phải người đàn ông nào cũng có tâm lý học muốn bên bạn mọi nơi mọi lúc thì họ yêu bạn. Chưa hẳn. Một người thậm chí không bên bạn toàn thời gian, họ vẫn nghĩ về bạn, vẫn xem tình cảm của hai người là động lực để cố gắng nhiều hơn, dù bạn có ở cạnh họ hay không, họ vẫn nhận thức rất rõ bạn sẽ là người mà họ cưới, đó mới là người đáng tin cậy để lấy làm chồng.
Thời gian đầu khi yêu, có thể những điểm trên chưa thể hiện rõ rệt vì nhiều lý do. Nhưng dần dần, họ biết mình phải và sẽ phải làm gì, họ sẽ cố gắng nhiều hơn, đến mức bạn không cần hỏi mà chỉ nhìn là đã thấy rõ điều đó. Một khi đàn ông muốn cưới ai đó, chắc chắn họ không tiếc tuổi trẻ, không tiếc từ bỏ cuộc chơi để cố gắng xây nên sự nghiệp.
3.2. Người đàn ông nghiêm túc/không nghiêm túc trong mối quan hệ, họ sẽ
Khi bước vào một mối quan hệ, vì tình yêu với người ấy mà đôi khi bạn không nhận thức được người đàn ông có thật là đang nghiêm túc với mình hay không. Chính vì thế có lúc bạn sẽ rơi vào một mối quan hệ độc hại (toxic relationship). Để tránh điều này, bạn cần tìm hiểu tâm lý học đàn ông thật kỹ:
Người đàn ông nghiêm túc trong mối quan hệ
Người đàn ông một khi nghiêm túc với người phụ nữ nào đó, họ luôn sẵn sàng làm mọi thứ để người đó vui. Nhưng, dù không được đáp lại họ vẫn luôn âm thầm bảo vệ hoặc bên cạnh người ấy. Họ không trách móc hoặc tìm cách chiếm hữu đối phương để người kia mãi bên mình.
Có nhiều bạn mang tâm lý học lầm tưởng rằng, đàn ông khi yêu ai nghiêm túc họ sẽ luôn muốn người đó là của mình, họ muốn cận kề người đó toàn thời gian. Nhưng không, thậm chí ngay cả khi không bên cạnh người mình yêu, người đàn ông vẫn luôn nghĩ cho cô ấy mà tuyệt nhiên không suy nghĩ những tình huống xấu nhất hay cho rằng người yêu mình - lúc không có mình ở bên sẽ đi yêu người khác.
Đàn ông không nghiêm túc trong một mối quan hệ
Trường hợp nếu họ không thật lòng yêu bạn, không tính toán đến chuyện sâu xa hơn như sẽ cưới nhau, sẽ bên nhau trọn đời thì họ thường có xu hướng phớt lờ mỗi khi bạn đề cập vấn đề cưới hỏi. Họ không muốn trả lời bạn, họ do dự hoặc cố tình đánh trống lảng sang chuyện khác.
Ngoài ra, tâm lý học đàn ông chỉ rõ một người không nghiêm túc sẽ không quan tâm bạn nghĩ gì về họ, bạn muốn tiếp tục thì họ tiếp tục, bạn muốn dừng họ cũng dừng. Nhưng không phải với thái độ trân trọng mà người đàn ông khi đó sẽ thể hiện rõ sự vô tâm, sự không quan tâm của mình dành cho mối quan hệ này.
Ngoài ra, người không nghiêm túc còn cố tình bắt đầu hoặc tìm hiểu một mối quan hệ khác dù đang yêu đương với bạn. Vấn đề này giác quan thứ sáu sẽ giúp bạn phát hiện nhanh chóng, nhưng cái quan trọng bạn phải thật sự nhìn thấy điều đó chứ không phải tự “gạt mình dối người”.
3.3. Tâm lý học đàn ông trong hôn nhân có điểm gì đặc biệt?
Đàn ông khi bước vào hôn nhân cũng là lúc họ bước vào sợi dây buộc mình cả đời. Nói nghe có phần nghiêm trọng nhưng sự thật là vậy. Tuy nhiên không đến nổi bó buộc đến ngạt thở. Hôn nhân cũng chỉ là một minh chứng cho sự nảy nở, kết trái của một tình yêu đẹp.
Cho nên, tâm lý đàn ông trong hôn nhân sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến chăm sóc gia đình, lo cho vợ, cho con một cuộc sống hạnh phúc viên mãn nhất. Họ ý thức được mình đã trở thành người đàn ông của gia đình mà mình cần làm gì để cả nhà cùng vui, tràn ngập tiếng cười của hạnh phúc.
3.4. Khi làm việc, cánh đàn ông thường có tâm lý gì?
Nhiều người hay bảo khi ngắm đàn ông làm việc là vui nhất vì lúc đó trông họ trưởng thành, chững chạc và có sức hút nhất. Quả không sai. Tâm lý học đàn ông cho thấy lúc làm việc, cánh mày râu thường rất nghiêm túc nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất, thích hợp nhất để giải quyết vấn đề. Quá trình đó làm cho họ trông có vẻ nam tính nhất và đầy sức quyến rũ.
Đàn ông khi làm việc họ thường đưa ra quyết định kỹ càng chứ không hấp tấp như phần đông phụ nữ. Một khi chốt được phương án để giải quyết vấn đề họ không ngần ngại cố gắng để thực hiện được chiến lược mà mình đã nghĩ ra.
Vừa rồi là tất cả những sự thật về tâm lý đàn ông mà chúng tôi muốn tiết lộ với bạn đọc. Mong bài viết này sẽ mang đến những giá trị cho các bạn, để các bạn có thể hiểu thêm về tâm lý học đàn ông.